Quản trị kinh doanh là gì? Ngành học? Cơ hội việc làm? Học ở đâu?

0
1085

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường cùng với sự ra đời của hàng loạt công ty, doanh nghiệp trong nước và các công ty nước ngoài vào Việt Nam như hiện nay thì việc tìm kiếm các nhà quản trị cho doanh nghiệp luôn là một chủ đề nóng.

Nhu cầu lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao ngành Quản trị kinh doanh nhưng không phải lúc nào cũng tìm được một nhà quản lý giỏi. Vậy Quản trị kinh doanh là gì hãy khám phá ngay bên dưới nhé:

Quản trị kinh doanh là gì?

Khái niệm Quản trị kinh doanh là gì? được hiểu là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa “hiệu suất”, “quản lý hoạt động kinh doanh” bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý.

Để có thể thành công với ngành học năng động và nhiều thử thách này , các bạn phải nắm vững những kiến thức tổng quan và chuyên sâu về từng chuyên ngành cụ thể, kinh tế và xã hội. Đây là nền tảng vững chắc để các bạn có thể tiến hành thực thi công việc cụ thể và đào sâu nghiên cứu những kiến thức liên quan. Bên cạnh đó, kỹ năng và ngoại ngữ cũng là những yếu tố quan trọng trong hành trình chinh phục đỉnh cao nghề nghiệp của mỗi cá nhân.

Quản trị kinh doanh là việc thực hiện quản lý hoạt động kinh doanh. Bao gồm tất cả các khía cạnh của việc giám thị và giám sát hoạt động kinh doanh. Những lĩnh vực có liên quan tới môn học quản trị kinh doanh như: Đầu tư, kế toán, tiếp thị và tài chính…

Ngành quản trị kinh doanh là gì?

Ngành quản trị kinh doanh là gì? Ngành quản trị kinh doanh ra làm gì? yêu cầu của ngành quản trị kinh doanh như thế nào? Ngành học bao gồm việc thực hiện hoặc quản lý hoạt động kinh doanh, ra quyết định, tổ chức con người và các nguồn lực để chỉ đạo các hoạt động hướng tới mục tiêu chung. Học ngành quản trị kinh doanh đề cập tới chức năng quản lý rộng hơn như các dịch vụ MIS, nhân sự hay dịch vụ tài chính. Và hiện nay thì việc học quản trị kinh doanh trường nào tốt nhất?

Quản trị kinh doanh bao gồm những chuyên ngành nào?

Quản trị kinh doanh bao gồm những chuyên ngành nào? Ngành quản trị kinh doanh nên học trường nào? Học quản trị kinh doanh ra trường làm gì? Đó là câu hỏi đang được nhiều bạn quan tâm, dưới đây là một số chuyên ngành QTKD tiêu biểu:

Quản trị kinh doanh tổng hợp

Chuyên ngành quản trị kinh doanh tổng hợp là một ngành trong quản trị. Ngành sẽ đào tạo ra những nhà quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh, phân bố nguồn nguồn lực để đảm bảo mục tiêu đã đặt ra. Quản trị tổng hợp sẽ bao gồm việc lập kế hoạch, chỉ đạo hoặc tổ chức, giám sát để thực hiện tốt mục tiêu.

Mục tiêu đào tạo ra các cử nhân kinh tế có khả năng quản lý trong tương lai với kiến thức được đào tạo bài bản và toàn diện. Sinh viên quản trị kinh doanh được tiếp cận với kiến thức, được cung cấp kỹ năng cần thiết cho công việc sau này. Được bồi dưỡng lòng tự tin, sự yêu nghề và tinh thần trách nghiệm đối với công việc. Khi ra trường sẽ có đủ kiến thức, kỹ năng trong công tác quản lý của doanh nghiệp.

Quản trị kinh doanh du lịch

Quản trị kinh doanh lữ hành và du lịch là ngành học đòi hỏi sự năng động tối đa, bao gồm:

  • Quản lý và điều hành tour du lịch.
  • Điều hành công việc của hướng dẫn viên.
  • Thiết kế chương trình du lịch.
  • Kết nối các bộ phận và cơ quan tổ chức.
  • Giải quyết vấn đề phát sinh trong chuyến đi….

Quản trị kinh doanh du lịch và lữ hành được coi là ngành công nghiệp không khói, mang lại nhiều tiềm năng trong xu hướng toàn cầu hóa. Lợi ích của ngành quản trị kinh doanh lữ hành sẽ mang tới cho bạn các kiến thức về địa lý, văn hóa, tâm lý và tập quán của khách du lịch.

Đào tạo các kỹ năng chuyên sâu về hướng dẫn, quản lý, thiết kế tour, điều hành sự kiện,…. Trong thời gian học, sinh viên sẽ được tham quan, học tập tại địa điểm du lịch, nhà hàng sang trọng.

Quản trị kinh doanh khách sạn

Học quản trị kinh doanh khách sạn, sinh viên có thể làm tại nhiều vị trí với nhiều tiềm năng phát triển như:

  • Chuyên viên kinh doanh và phát triển dịch vụ khách sạn.
  • Chuyên viên phát triển du lịch, hướng dẫn du lịch.
  • Quản lý, tổ trưởng kế hoạch, phân phối nhân sự tại các bộ phận.
  • Giám đốc khách sạn.
  • Giảng viên giảng dạy quản trị khách sạn, du lịch,…

Sinh viên quản trị kinh doanh sau khi ra trường có thể làm việc tại nhiều đơn vị khác nhau như khách sạn, resort, khu nghỉ dưỡng, doanh nghiệp lữ hành, truyền thông, trường đại học,….

Quản trị kinh doanh nhà hàng

Theo học quản trị kinh doanh nhà hàng, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức, kỹ năng về kinh doanh nhà hàng, ẩm thực. Ví dụ như phân tích du lịch, xây dựng khẩu phần ăn, dinh dưỡng học,… Sinh viên được phát triển nghiệp vụ chuyên môn như kế toán thương mại dịch vụ, kỹ thuật pha chế, văn hóa ẩm thực,…

Ngày nay, sự phát triển và nhu cầu thưởng thức văn hóa ẩm thực được quan tâm nhiều hơn. Sự gia tăng không ngừng của các nhà hàng để phục vụ nhu cầu của khách hàng không ngừng gia tăng. Với lợi thế này, ngành quản trị nhà hàng đang trở thành một nghề hấp dẫn. Tất cả công việc đều đòi hỏi kiến thức chuyên môn và vai trò quan trọng của các chuyên gia quản lý.

Quản trị kinh doanh nông nghiệp

Kinh doanh nông nghiệp tạo điều kiện cho sinh viên theo học làm việc tại các tổ chức khác nhau:

  • Lĩnh vực kinh doanh: quản lý doanh số, thiết kế bán hàng, bán hàng trực tiếp.
  • Lĩnh vực nông nghiệp: quản lý và kinh doanh sản phẩm từ nông nghiệp.
  • Lĩnh vực dịch vụ và chăm sóc khách hàng: thiết kế, cung ứng và chăm sóc khách hàng.
  • Lĩnh vực về thị trường: phân tích thị trường và đảm nhận công việc nghiên cứu thị trường.
  • Lĩnh vực kinh doanh và quản trị: kinh doanh, quản trị dự án, tài chính, đầu tư,…
  • Lĩnh vực phân phối và cung ứng dịch vụ.
  • Lĩnh vực truyền thông marketing.
  • Lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh doanh.

Sinh viên quản trị kinh doanh sau khi theo học có thể công tác tại nhiều cấp bậc tại nhiều đơn vị doanh nghiệp, trang trại, quản lý kinh doanh, điều tra thị trường,… Làm việc trong trung tâm nghiên cứu, giảng dạy trong lĩnh vực liên quan.

Ngành quản trị kinh doanh quốc tế

Ngành quản trị kinh doanh quốc tế là ngành học cung cấp kiến thức chuyên môn thuộc lĩnh vực kinh doanh quốc tế như đầu tư quốc tế, logistic, vận tải quốc tế, marketing quốc tế, thanh toán quốc tế,… Đây là một trong những chuyên ngành đang hot nhất tại Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Ở một số trường kinh doanh quốc tế và thương mại quốc tế là chuyên ngành của kinh doanh tổng hợp. Kiến thức và cơ sở ngành gần như giống nhau, khác nhau về kiến thức chuyên ngành. Kiến thức chuyên sâu sẽ được đào tạo như thanh toán quốc tế, vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu, marketing trong môi trường thương mại quốc tế,…

Quản trị kinh doanh tiếng anh

Trong thời kỳ kinh tế hội nhập phát triển, tăng trưởng, các mối quan hệ kinh doanh với nước ngoài ngày càng được chú trọng đầu tư vì vậy ngành quản trị kinh doanh tiếng anh được ra đời nhằm mục tiêu phát triển đó.

Ngành quản trị kinh doanh tiếng anh là sự kết hợp đào tạo về kiến thức chuyên ngành quản trị kinh doanh với chương trình đào tạo bằng ngoại ngữ. Nhằm quản lý quá trình kinh doanh, tối ưu hiệu quả, chiến lược,… Việc kết hợp này đóng vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập và mở rộng hợp tác với nước ngoài.

Chương trình đào tạo ngành quản trị kinh doanh tiếng anh hiện nay được đào tạo theo quy chuẩn quốc tế. Giúp sinh viên nắm bắt được kiến thức chuyên ngành đồng thời khả năng ngoại ngữ nâng cao là lợi thế lớn.

Quản trị kinh doanh marketing

Quản trị kinh doanh marketing cung cấp kiến thức nền tảng marketing và kỹ năng chuyên môn như:

  • Xây dựng và phát triển quan hệ khách hàng.
  • Nghiên cứu thị trường.
  • Thiết kế chương trình phân phối và tổ chức phân phối sản phẩm.
  • Quảng bá thương hiệu.
  • Tổ chức sự kiện,…

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên quản trị kinh doanh marketing có thể đạt được những kỹ năng sau:

  • Kỹ năng tin học, vận dụng thành thạo tin học trong công việc. Sử dụng phần mềm hỗ trợ công tác nghiên cứu quản trị.
  • Kỹ năng ngoại ngữ với chứng chỉ tiếng anh quốc tế.
  • Kỹ năng mềm về trình bày, giao tiếp, khả năng thuyết trình, khả năng giao dịch, làm việc độc lập/theo nhóm,…

Hiểu và ứng dụng lý thuyết được học vào thực tiễn, giải quyết các vấn đề trong công tác quản trị, bán hàng. Kỹ năng hoạch định chiến lược, phân tích và đánh giá cơ hội/thách thức của doanh nghiệp.

Sinh viên quản trị kinh doanh ra trường làm gì?

Với những kiến thức nền tảng tích lũy được từ trường đại học, sinh viên quản trị kinh doanh có thể thử sức ở nhiều lĩnh vực với nhiều vị trí khác nhau như nhân viên kinh doanh, quản trị nhân sự, quản lý cửa hàng, giám sát, phân phối, trợ lý… Tuy nhiên, trước khi dấn thân vào bất cứ lĩnh vực nào, người làm việc cũng cần tự đào sâu các kiến thức chuyên môn để nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng của mình.

Hiện nay, ngay cả những bạn không có cơ hội được học từ trường lớp chính quy cũng có thể dễ dàng tham gia các khóa học ngắn hạn dành cho những người chưa có chuyên môn nhưng muốn làm việc ở những vị trí có liên quan đến kinh doanh. Bạn cũng có thể học từ nguồn tài liệu, kiến thức vô tận từ internet nhưng phương pháp này lại đòi hỏi khả năng biết chọn lọc tỉ mỉ.

Các lĩnh vực dành cho sinh viên quản trị kinh doanh?

Tài chính

Đây là một lĩnh vực đòi hỏi người lao động có khả năng tính toán khả năng sinh lời của dự án và đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn, có khả năng nhìn được hướng đi của dòng tiền trong tương lai và khả năng phân tích, dự đoán thị trường. Bạn có thể làm việc tại các công ty tài chính, ngân hàng hoặc làm tại phòng tài chính – kế toán của công ty.

Ngân hàng

Sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh thường sẽ làm việc ở vị trí giao dịch viên hoặc tín dụng trong ngân hàng. Đối với hai vị trí này, ngoài sinh viên ngân hàng thì sinh viên mọi khối ngành kinh tế đều có thể làm được vì sẽ được đào tạo chuyên môn khi vào làm việc.

Tín dụng

Tương tự vị trí giao dịch viên, đây là công việc yêu cầu kỹ năng giao tiếp tốt vì nhân viên tín dụng thường sẽ phải ngồi tại quầy.

Kế toán – Kiểm toán

Sinh viên quản trị kinh doanh khi học tại trường mới chỉ được đào tạo kiến thức cơ bản về kế toán, do đó để làm việc tại các vị trí này thì bạn cần tham gia các khóa học, lớp đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ kế toán – kiểm toán hoặc sẽ được công ty đào tạo. Do tính chất của ngành này là làm việc trên giấy tờ, sổ sách và báo cáo tài chính nên đòi hỏi ứng viên cần có tính cẩn thận, tỉ mỉ để đảm bảo sự chính xác cao.

Marketing

Lĩnh vực Marketing có 2 phân ngành chính là Client và Agency. Nếu làm việc trong môi trường Client thì bạn có thể chọn 1 trong 3 lĩnh vực: Brand Management, Trade Marketing và Research. Đối với Agency thì có 8 phân ngành nhỏ hơn là: Advertising (IMC), PR, Event, Digital, Production, Research, Media, Media Publisher.

Nhân sự

Những công việc chính của một Nhân sự là hoạch định và tuyển dụng nhân viên, bố trí và sử dụng nhân sự, đào tạo và phát triển nhân viên, xây dựng các quy định chính sách của công ty, tổ chức các hoạt động kết nối nhân viên… và nhiều công việc khác.

Lĩnh vực nhân sự đòi hỏi sự kiên nhẫn, khéo léo trong sử dụng và quản trị nhân sự để phát huy tối đa khả năng của nhân viên, cũng như tạo nên chất keo gắn kết các nhân sự trong tổ chức.

Cơ hội việc làm của cử nhân quản trị kinh doanh?

Sau khi tốt nghiệp, bạn có cơ hội việc làm rộng mở tại tất cả các doanh nghiệp, công ty trên cả nước và quốc tế (nếu bạn có khả năng ngoại ngữ tốt). Hầu hết các tổ chức đều có phòng ban kinh doanh để quản trị các hoạt động liên quan đến kinh doanh.

Với hàng trăm nghìn doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, cơ hội việc làm của sinh viên quản trị kinh doanh không hề nhỏ vì họ có khả năng đảm nhận những vị trí khác nhau liên quan đến việc kinh doanh của công ty.

Quản trị kinh doanh trở thành các CEO?

Sau khi tích lũy kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn đến một mức độ nhất định, bạn có khả năng trở thành CEO Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính, Quản lý nhân sự, Giám đốc marketing… tại các tập đoàn, công ty hoặc tự thành lập và điều hành doanh nghiệp của chính mình.

Học quản trị kinh doanh ở đâu?

Vậy câu hỏi đặt ra rằng học quản trị kinh doanh ở đại học nào? Học quản trị kinh doanh nên học trường nào? Học quản trị kinh doanh ở trường nào tốt nhất?.

Các trường Đại học càng nổi tiếng thế giới, trong nước sẽ là nơi tốt nhất cho bạn học Quản trị kinh doanh. Tuy nhiên điều quan trọng nhất là phù hợp với khả năng học của bạn và điều kiện tài chính của gia đình.

Hãy tìm hiểu thật kỹ các trường đại học có tiếng và chuyên đào tạo về ngành quản trị kinh doanh. Đó là nơi giúp bạn có kiến thức nền tảng thật vững, là nơi có môi trường để áp dụng thực tế.

Top 5 Trường Đại học đào tạo Quản trị Kinh Doanh hàng đầu thế giới

1. Harvard Business School (Mỹ)

Đây là năm thứ 3 liên tiếp Trường kinh doanh Harvard được xếp vị trí số 1 và lần thứ 6 giữ vị trí này trong bảng xếp hạng MBA toàn cầu của Financial Times. Theo tờ báo này, cựu sinh viên Trường kinh doanh Harvard có mức lương trung bình cao nhất 3 năm sau khi tốt nghiệp, là 179.910 USD/năm (tăng 96% so với lương trước khi học MBA).

Với 200.000 USD bỏ ra cho khóa học MBA ở Harvard, bạn có thể nhận được 3 thứ mà khó có một trường đại học nào khác có thể đem đến.

  • Thứ nhất, đó là “con dấu chấp thuận” chứng tỏ bạn đã đánh bại những đối thủ có thành tích ngất ngưởng khác và nằm trong 10% ứng viên được lựa chọn.
  • Thứ hai, đó là trải nghiệm học tập đẳng cấp với những kiến thức về kinh doanh, quản lý cùng các kỹ năng quan trọng trong công việc khác.
  • Thứ ba, đó là việc tiếp cận với mạng lưới những nhân vật quan trọng, có tầm ảnh hưởng trên thế giới đã trưởng thành từ Harvard.

2. London Business School (Anh)

Đứng ở vị trí thứ hai, trường Kinh doanh London sở hữu những con số ấn tượng: 154.147 USD/năm là mức lương của sinh viên sau 3 năm tốt nghiệp, tăng 97% so với thời điểm trước khi theo học. Trường kinh doanh London nằm trong khối Đại học London, là trường kinh doanh được đánh giá tốt nhất trên thế giới bên ngoài nước Mỹ.

Nằm tại vị trí mà 75% trong số top 500 công ty toàn cầu đặt trụ sở, trường được xem như “mỏ vàng” trong việc tuyển dụng và kết nối với bộ máy đầu não của các tập đoàn đa quốc gia, trong đó có Tập đoàn tư vấn Boston và McKinsey&Co.

3. University of Pennsylvania: Wharton (Mỹ)

Là một trong những trường kinh doanh đầu tiên góp mặt trong nhóm Ivy League, trường Wharton thuộc Đại học Pennsylvania được thành lập vào năm 1881 bởi ông trùm công nghiệp Joseph Wharton.

Trường hiện có mạng lưới cựu sinh viên lớn nhất trong số các trường kinh doanh, bao gồm những cái tên đáng chú ý như John Sculley của Pepsi, Jeff Weiner CEO của LinkedIn và tỉ phú tài chính Ron Perelman.

Fiancial Times cho biết mức lương trung bình của sinh viên sau 3 năm tốt nghiệp của trường kinh tế Wharton là 171.543 USD/năm. Bên cạnh đó, tỷ lệ có việc làm của sinh viên ngay sau khi ra trường lên đến 95%.

Ngôi trường danh tiếng Wharton được đánh giá thứ 3 thế giới ở ngành MBA

4. Stanford Graduate School (Mỹ)

Sự góp mặt của Trường kinh doanh sau đại học Standford đã củng cố vị thế của Mỹ trong việc cung cấp các khóa học MBA chất lượng hàng đầu thế giới. Khóa học MBA tại Standford yêu cầu ứng viên cung cấp bằng cử nhân tại Mỹ, bảng điểm, điểm IELTS trên 7.0 hoặc TOEFL trên 100 (iBT) và 600 (PBT), thư giới thiệu, bài luận.

Học phí cho năm đầu tại trường là 103.419 USD. Đổi lại, mức lương trung bình của cựu sinh viên Standford lên tới 177.089 USD/năm sau 3 năm tốt nghiệp, đứng thứ 2 chỉ sau những sinh viên đến từ Đại học Harvard.

5. Insead (Pháp/Singapore)

Với hai khu học xá nằm tại Pháp và Singapore và 2 trung tâm tại Trung Đông là Israel và Abu Dhabi, Đại học Insead đã tạo cơ hội cho sinh viên đến từ mọi nơi trên thế giới tiếp cận với những khóa học MBA mang chất lượng quốc tế.

Với sứ mệnh là trường kinh doanh của thế giới, Đại học Insead có con số cựu sinh viên và nghiên cứu sinh là 51511, đến từ 174 quốc gia, thuộc 154 quốc tịch, hoạt động trong 47 tổ chức.

Trở thành sinh viên ngành MBA của Đại học Insead, mức thu nhập hàng tháng của bạn có thể lên tới 155.015 USD/năm., theo thống kê của Financial Times.

Top 10 Trường Đại học đào tạo Quản trị Kinh Doanh hàng đầu trong nước

  • 1. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
  • 2. Trường Đại học Kinh tế TP.HCM
  • 3. Trường Đại học Ngoại thương
  • 4. Trường Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP.HCM
  • 5. Trường Đại học Tôn Đức Thắng
  • 6. Trường Đại học FPT TP.HCM
  • 7. Học viện Ngân hàng
  • 8. Trường Đại học Tài chính – Marketing
  • 9. Trường Đại học Công nghệ TP.HCM
  • 10. Học viện Tài chính

Trên là một số nội dung về Quản trị kinh doanh, bạn có bổ sung thông tin hay có câu hỏi gì hãy để lại bình luận phía dưới nhé.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây