2 xu hướng truyền thông marketing KOL/Influencer và Music Marketing

0
1431

2 xu hướng truyền thông marketing Micro & Nano KOL/Influencer và Music Marketing đang “lên ngôi” trong năm 2021

Phân biệt Micro & Nano KOL/ Influencer

 Khái niệm “influencer” (người có ảnh hưởng) hay “KOL” (key opinion leader) cũng bắt đầu từ đó.

KOL là những người có ảnh hưởng và có cả chuyên môn trong lĩnh vực hoạt động, hay còn có thể được hiểu là một “chuyên gia” đối với chuyên ngành của họ.

Influencer là những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, thông qua một sự nổi tiếng nào đó mặc dù cơ bản họ có thể không có kiến thức chuyên ngành, nhưng bù lại họ có những kiến thức nhất định và một mức độ phủ sóng đủ để ảnh hưởng tới những người theo dõi họ.

Để phân tích khía cạnh này, giới marketing phân chia influencer thành các cấp độ:

  • Nano-influencer: 0 – 10.000 người theo dõi
  • Micro-influencer: 10.000 – 100.000 người theo dõi
  • Macro-influencer: 100.000 – 1.000.000 người theo dõi
  • Mega-influencer: hơn 1.000.000 người theo dõi

Một điển hình của KOL – influencer khủng chính là Sơn Tùng MTP với mức độ nổi tiếng nhất định trong lĩnh vực ca hát cùng với hơn 10 triệu lượt theo dõi trên Facebook.

Xu hướng marketing Micro & Nano KOL/ Influencer

Sử dụng KOL/ Influencer đang là cách truyền thông phổ biến và hiệu quả được nhiều nhãn hàng sử dụng trong những năm gần đây. Trong năm 2021, xu hướng này vẫn sẽ tiếp tục được ưu tiên trong chiến lược duy trì, thúc đẩy mối quan hệ giữa người ảnh hưởng và khách hàng mục tiêu.

Bốn nguyên tắc nền tảng tạo dựng mối quan hệ này gồm tính xác thực, tự nhiên, tin cậy và gia tăng giá trị truyền thông. Đặc biệt, các giá trị này càng được trân trọng khi Thế hệ Z đang dần trưởng thành và thông thái hơn.

Trung tâm Nghiên cứu Pew định nghĩa Thế hệ Z là những người sinh từ năm 1997 đến năm 2012. Theo định nghĩa này, vào năm 2020, thành viên lớn nhất của Thế hệ Z là 23 tuổi và người trẻ nhất là 8 tuổi. Họ có xu hướng chủ động tìm kiếm tính xác thực của nội dung thông qua nhiều nguồn và nhiều người, thay vì tiếp nhận thông tin thụ động từ thương hiệu.

Sự kết hợp giữa phát trực tiếp (Livestream) và thương mại điện tử là hai phương thức tiếp thị điển hình và phổ biến. KOL vừa có thể hoạt động độc lập, điều hành các nền tảng truyền thông, bán hàng online; vừa xuất hiện trên các nền tảng chính của nhãn hàng.

Tuy nhiên, năm 2021 được dự đoán sẽ có một cuộc chuyển dịch từ nhóm KOLs/ Influencers có lượng người theo dõi lớn sang nhóm Micro & Nano KOLs. Mặc dù, nhóm này sở hữu lượng người theo dõi ít hơn nhưng vẫn có được hai ưu điểm giúp họ thu hút các nhãn hàng.

Thứ nhất là khả năng phản hồi tin nhắn nhanh, thân thiện với người theo dõi, từ đó có thể truyền đạt một cách tốt hơn và “thực” hơn. Thứ hai, các thương hiệu đều có xu hướng “cân đo đong đếm” ngân sách và tối ưu chi phí quảng cáo.

Việc các Micro & Nano KOLs dễ dàng khám phá, biết khai thác và truyền tải nhiều nội dung sáng tạo phù hợp, thu hút khán giả của riêng họ khiến thương hiệu tiếp cận được nhiều tập và nhóm khách hàng.

Qua nghiên cứu, các chiến dịch sử dụng Micro & Nano KOLs có những điểm nổi trội hơn so với các chiến dịch sử dụng người ảnh hưởng thông thường như sau:

  • Tỉ lệ tương tác cao hơn 60%.
  • Hiệu quả về chi phí cao hơn 6,7 lần.
  • Các cuộc hội thoại về thương hiệu hằng tuần cao hơn gấp 22 lần so với thông thường.

Phần lớn các sản phẩm Micro & Nano KOLs sử dụng là do họ tự mua và tự quyết định. Điều này tạo được sự tin tưởng rất lớn đối với những người theo dõi, khi họ chia sẻ về một sản phẩm nào đó.

Rõ ràng, vấn đề không nằm ở việc giới thiệu sản phẩm đến càng nhiều người càng tốt, mà là truyền đạt thông tin sản phẩm đến được bao nhiêu người thật sự quan tâm, hay nói cách khác là số lượng khách hàng thật sự tiềm năng.

Xu hướng Music Marketing

Music Marketing là một phương thức mới giúp chuyển đổi ngôn ngữ thương thiệu sang ngôn từ âm nhạc. Thưởng thức âm nhạc chưa bao giờ tức thời và dễ dàng như trong kỷ nguyên streaming hiện nay, khi mọi thao tác nghe – nhìn – cảm nhận đều được “gói ghém” bằng một cú “click” hoặc “no click”.

Dù bạn đang ở đâu, làm gì, giai điệu và hình ảnh của một sản phẩm tự động “ve vãn” tai mắt bạn, nhờ các chiến dịch tiếp cận hay chức năng điều hướng tự động trên nhiều nền tảng.

Điều này dẫn tới hệ quả tất yếu là khiến người nghe nhiều lần rơi vào trạng thái thưởng thức sản phẩm âm nhạc thương mại một cách bị động. Tuy nhiên, một loạt Music Video (MV) ra mắt vào đầu năm 2021 đã rất thành công, khi được đông đảo khán giả đón nhận, yêu thích và có sức lan toả dư luận.

Có thể kể đến như “Đi về nhà” (Đen Vâu x Justa Tee – Honda),

“Chuyện cũ bỏ qua” (Bích Phương – Mirinda),

“Thấy Tết lớn, mừng Tết lớn” (Trúc Nhân – Samsung).

Vì thế, có thể nói Music Marketing xứng đáng được xếp vào vị trí thứ 2 trong top xu hướng truyền thông nổi bật cho năm 2021.

Hai phiên bản của Music Marketing thường gặp là Advertorial (đề cập đến công năng, tính năng sản phẩm/ dịch vụ trong bài hát với đối tượng truyền thông là khách hàng thương hiệu) và Editorial (truyền tải tinh thần chung chiến dịch của nhãn hàng, mục tiêu là tìm “điểm chạm” với khán giả).

Để tạo ra một sản phẩm âm nhạc thương mại thành công không chỉ phụ thuộc vào độ phiêu, độ bay của nhạc sĩ, mà là một sự kết hợp uyển chuyển từ nhiều lĩnh vực đặc thù để quy trình hoá việc sáng tác ca khúc đảm bảo bám sát mục tiêu nhãn hàng cùng hành vi của người tiêu dùng.

Chia sẻ về xu thế truyền thông qua âm nhạc thương mại, nhạc sĩ trẻ Hứa Kim Tuyền (đồng sáng tác với các dự án video âm nhạc cho nhãn hàng PNJ, Baemin, Honda Vietnam) tự tin: “Khán giả đã có cái nhìn cởi mở và thân thiện hơn với các bài hát quảng cáo. Họ thoải mái thưởng thức, đón nhận chúng mà không còn hoài nghi hay khó chịu. Với tiến trình này, 2021 chắc chắn sẽ là một năm bùng nổ của Music Marketing với các hình thức và chủ đề đa dạng hơn”.

Bạn muốn trở thành một “influencer”? Một số bí quyết mà bạn cần bỏ túi

Trong thời đại công nghệ và phương tiện truyền thông mạng xã hội phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì việc trở thành một “influencer” để kiếm thêm thu nhập không còn là điều khó khăn hay viễn vông nữa. Cùng xem các bí quyết sau nếu như bạn cũng đang muốn gia nhập cộng đồng “influencer” nhé!

Bước 1 – Xây dựng thương hiệu cá nhân

#Niche – Chọn cho mình một đặc điểm riêng biệt
Để trở thành một “influencer”, điều đầu tiên bạn cần làm đó là tìm kiếm cho mình một đặc điểm riêng biệt phù hợp với cá nhân của bạn. Hãy chọn cho mình một hướng đi phù hợp với khả năng và sở thích của bạn. Quan trọng hơn hết, đó nên là thứ mà bạn đam mê.

Bạn yêu ẩm thực, thích làm đồ handmade? Hay bạn thích viết lách, thích chụp ảnh, yêu du lịch? Hãy chọn ra cho mình một lĩnh vực mà bạn tin rằng mình có thể đem lại những giá trị khác biệt cho các follower của mình.

Không phải cứ chạy theo xu hướng là tốt, vì nếu như lĩnh vực đó không phải là chuyên môn của bạn thì cũng thật khó để mà bạn phát triển thương hiệu của bản thân. Càng độc đáo, càng cá tính, càng mang phong cách riêng của bạn thì bạn càng có nhiều cơ hội thu hút sự quan tâm.

#Keep – Cứ giữ những gì mà bạn có
Bạn không nhất thiết phải tạo cho mình một tài khoản mới – từ Instagram, Facebook, Youtube cho đến Twitter. Hãy cứ giữ lại những gì mà bạn cho là giá trị và phù hợp với hướng đi mà bạn theo đuổi. Cứ dọn sạch những thứ không cần thiết còn lại trên các trang mạng xã hội.

#Free – Chia sẻ miễn phí những kiến thức với các follower
Quan trọng hơn cả việc bạn đam mê lĩnh vực mà mình theo đuổi chính là việc chia sẻ. Giờ đây, hãy chắc chắn bạn là một “expert” trong lĩnh vực đó đủ để bạn có thể đem đến những kiến thức bổ ích và giá trị cho những người theo dõi bạn.

Đừng bắt họ phải trả tiền, vì bạn đang trong giai đoạn xây dựng thương hiệu cá nhân. Trước hết hãy cứ đem lại cho các người theo dõi của mình những kiến thức và chia sẻ bổ ích, miễn phí. Sau đó, vào đúng thời điểm thì bạn hãy bắt tay vào việc kiếm tiền.

Bước 2 – Thu hút lượt follower

#Strategy – Lên chiến lược cụ thể
Lĩnh vực mà bạn theo đuổi là lĩnh vực nào, “target audience” của bạn là ai, từ đó hãy lựa chọn những trang mạng xã hội phù hợp. Có như vậy thì bạn mới có nhiều cơ hội để gia tăng lượt tương tác và follower của mình. Ngoài ra, cũng nên theo dõi, đánh giá và linh hoạt điều chỉnh các kế hoạch của mình để đưa ra những nội dung và khung giờ đăng bài phù hợp hơn.

#Smart – Hãy đăng bài một cách thông minh
Đừng đăng bài lung tung, hãy chọn ra những nội dung phù hợp với hướng đi của bạn. Tức là, nếu bạn muốn trở thành một “influencer” trong lĩnh vực du lịch, vậy thì cứ tập trung đăng những video, hình ảnh, bài viết liên quan về du lịch chứ đừng đăng những bài về kinh tế, tài chính.

#Schedule – Đừng quên lên lịch đăng bài
Thật khó để có thể kiểm soát những gì bạn đăng nếu như bạn không lên trước kế hoạch. Việc lên kế hoạch sẽ giúp bạn duy trì bài viết đều đặn. Thông thường, đối với các trang mạng xã hội như Instagram, Twitter, Facebook thì bạn nên có khoảng 1-3 bài mỗi ngày.

#Hashtag – Nhất định phải thêm hashtag
Tuỳ vào từng bài, trung bình thì bạn nên sử dụng khoảng 10 hasgtag có liên quan đến nội dung bài viết để giúp những người khác dễ dàng biết đến bạn hơn. Đối với Instagram, để tránh việc nội dung bài viết bị “rối” thì bạn có thể liệt kê các hastag ở dòng bình luận đầu tiên. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng hashtag riêng cho bản thân mình.

#Engage – Thường xuyên tương tác
Việc xây dựng mạng lưới mối quan hệ trong lĩnh vực mà bạn đang muốn theo đuổi cũng quan trọng không kém. Nhưng nếu bạn muốn tăng follower thì đừng “phí phạm” công sức của mình qua những lần “inbox” hoặc “direct”, thay vào đó hãy “comment”. Nhờ các “comment” đó, các người hâm mộ của chủ nhân bài viết/tấm ảnh/video clip mà bạn vừa mới “comment” đó sẽ tìm thấy bạn.

Nếu như bạn có dịp gặp gỡ và giao lưu với các người nổi tiếng trong lĩnh vực mà mình theo đuổi và có cơ hội chụp ảnh cùng họ, vậy tại sao bạn không “tag” họ vào? Biết đâu chỉ sau một đêm tỉnh dậy, con số “follower” của bạn lại có cơ hội tăng lên đáng kể thì sao. Cứ thử xem.

Bước 3 – Kiếm tiền thôi

#Link – Kiếm tiền bằng… những đường link
Một khi bạn đã thành xây dựng cho mình một cộng đồng riêng đủ “hùng mạnh”, giờ đây, đã đến lúc bạn có thể bắt đầu kiếm thu nhập. Hiện nay, tại Việt Nam có khá nhiều cộng đồng “influencer” với rất nhiều hình thức hợp tác khác nhau.

Thế nhưng chắc hẳn ít người biết đến “Shop-Style Collective” – được biết đến là nền tảng kiếm tiền đầu tiên và lớn nhất trên thế giới với cộng đồng “influencer”có hơn 14.000 blogger, vlogger và các người dung mạng xã hội khác.

Bạn chỉ cần paste các link vào “bio Instagram” hoặc “Youtube video description”, cứ mỗi lần click thì các nhãn hàng sẽ trả cho bạn tính theo phần trăm (thông thường khoảng 5-20% tuỳ vào sản phẩm).

#Brand – Làm việc với các nhãn hàng
Nếu bạn đã có hơn 5000 lượt followers thì giờ đây bạn hoàn toàn có đủ tự tin để tìm kiếm các nhãn hàng để tài trợ cho các bài viết của bạn. Hãy lên danh sách các công ty mà bạn đang “sử dụng” sản phẩm của họ, tìm kiếm trên website thông tin về giám đốc Marketing của họ.

Đừng vội thất vọng nếu như bạn tìm 10 nơi thì đã có hết 9.5 nơi từ chối bạn. Hãy cứ kiên nhẫn. Bạn có thể chia sẻin thật lòng với họ rằng bạn đang sử dụng sản phẩm của họ và rất hài long. Và bạn có thể viết, chụp ảnh hoặc làm các video clip với điều kiện họ sẽ là “sponsor” của bạn.

Nhưng cũng đừng quên rằng, trước khi gọi điện hoặc email cho họ, bạn đã có trong tay những con số thống kê – lượt follower, lượt tương tác là hai con số cơ bản mà bạn cần có. Dĩ nhiên, lượt follower và tương tác càng cao thì bạn càng có nhiều khả năng nhận được nhiều chi phí tài trợ hơn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây